6.1 Nghị Quyết về Trường học An Toàn và Hỗ Trợ

Nghị Quyết về Trường học An Toàn và Hỗ Trợ

(Chính sách Hội đồng SFUSD 5144)

Giải pháp hữu hiệu nhất có thể thay thế cho hình thức đình chỉ học là ngăn ngừa các hành vi đáng ngại bằng cách cố ý tạo nên một cộng đồng trường học tích cực dựa trên xây dựng các mối quan hệ. Vào mùa xuân 2014, Hội Đồng Giáo Dục đã thông qua Nghị Quyết về Trường Học An Toàn và Hỗ Trợ (Safe and Supportive Schools Resolution - SSSR). Qua nghị quyết này, SFUSD đã và đang cam kết cung cấp cho nhân viên nhà trường các công cụ giúp họ tích cực kêu gọi học sinh tham gia thực hiện hoàn toàn các Biện Pháp Tích Cực trong Hỗ Trợ và Can Thiệp Hành Vi Trên Toàn Trường (School-Wide Positive Behavior Intervention and Support - SWPBIS), và các Biện Pháp khắc phục (Restorative Practices - RP) bao gồm các Biện Pháp Hiểu biết các Tổn Thương vốn là cơ sở tạo lập lên những kỳ vọng cao về hành vi của học sinh trong một cộng đồng trường học không có thành kiến và thông hiểu về văn hóa. Các biện pháp này được tạo lập để tạo nên các trường học an toàn và hỗ trợ, đồng thời để giảm tỷ lệ đình chỉ học bất cân đối trong học sinh Mỹ La Tinh và Mỹ gốc Phi cũng như bất kỳ nhóm học sinh nào có tỷ lệ bị kỷ luật nhiều hơn nhóm khác.

Trên cơ cở các nghiên cứu thì SWPBIS là một quy trình thay đổi hành vi có hiệu quả cao và được SFUSD quy định là mô hình Đáp Ứng với Can Thiệp (RTI) dùng để giảng dạy và củng cố các kỹ năng xã hội, thể hiện cảm xúc và học tập của học sinh nhằm duy trì thành tích học tập đồng thời hỗ trợ sức khỏe tinh thần và cảm xúc của tất cả học sinh. Các Biện Pháp khắc phục được lồng ghép vào quy trình SWPBIS ở mọi cấp học và gắn kết nhân viên cũng như học sinh vào việc tạo ra những nơi an toàn xây dựng những mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, lập ra các thỏa thuận giữa cộng đồng trường học và lớp học, và rèn luyện các kỹ năng xã hội và kiểm soát cảm xúc. Khi các nhân viên trường học hiểu rõ về những ảnh hưởng của việc bị tổn thương trong quá trình thực hiện các Biện Pháp Hòa Giải và SWPBIS, họ sẽ có thể khách quan hơn trong việc nhìn nhận các phản ứng và hành vi của học sinh, làm dịu bớt các vụ việc căng thẳng, hỗ trợ sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc của học sinh và ngăn ngừa việc bị tổn thương trở lại. Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo rằng các chiến lược này được thực hiện qua lăng kính thấu hiểu văn hóa, nhìn  tới các điểm mạnh của mỗi học sinh và gia đình, đồng thời tôn trọng nguồn gốc và di sản văn hóa của họ. 

Học Khu cam kết hỗ trợ học sinh thông qua các biện pháp can thiệp về hành vi, và trong mọi trường hợp thực hiện các biện pháp khác thay cho hình thức đuổi học, đình chỉ hoặc các biện pháp trừng phạt dẫn đến việc phải đưa học sinh ra khỏi môi trường giáo dục, trừ khi sự an toàn trước mắt của các học sinh và nhân viên bị đe dọa, hoặc hành vi đó làm xáo trộn nề nếp của môi trường giáo dục mà chỉ bằng cách đưa học sinh đó ra khỏi trường lớp mới có thể giải quyết được. Xem Chính sách của Hội đồng SFUSD 5144 (Kỷ luật) và 5144.1 (Đình chỉ và Đuổi học theo Thủ tục Hợp pháp).

Một số những thay đổi lớn nhất về quy định mà SSSR thông qua bao gồm các yêu cầu:

  • Thực hiện các Biện Pháp Tích Cực Can Thiệp và Hỗ Trợ Hành Vi Trên Toàn Trường (SWPBIS) và Biện Pháp Khắc Phục (RP) ở tất cả các trường học;
  • Đào tạo và hỗ trợ các trường học về các biện pháp can thiệp dựa trên hiểu biết về sự tổn thương, hỗ trợ biện pháp làm dịu bớt hành vi không tích cực, các thành kiến và định kiến ngầm, người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và sự nhạy cảm với vấn đề đồng tính, và cung cấp các khóa đào tạo để có sự thông hiểu về văn hóa;
  • Xây dựng một Bảng Xử Lý Hành Vi Từng Bước cung cấp các biện pháp can thiệp tích cực và hỗ trợ mà phải được thực hiện triệt để và ghi chép lại trước khi đưa ra lệnh đình chỉ học tập (trừ một số trường hợp hạn hữu liên quan đến sự an toàn);
  • Cấm việc đình chỉ hoặc đề nghị đuổi học chỉ vì có hành vi cố ý chống đối/gây rối chiếu theo Bộ Luật Giáo Dục CA 48900(k);
  • Cấm “đình chỉ học mà không có hồ sơ xác đáng,” có nghĩa là không được đuổi học sinh về nhà vì các lý do vi phạm kỷ luật nếu không lập đầy đủ các hồ sơ đình chỉ theo yêu cầu;
  • Nếu có học sinh nào bị đình chỉ thì mỗi khi có thể, hãy cho phép em đó tới Trung Tâm Cố Vấn trong thời gian bị đình chỉ học; tổ chức một buổi họp trở lại trường học sau khi bị đình chỉ nhằm xây dựng một kế hoạch can thiệp; và tạo lập một quy trình khiếu nại quyết định đình chỉ học;
  • Cung cấp giám sát tăng cường có chuyên môn, tư vấn hành vi và hoàn tất bài vở cho những học sinh bị giáo viên đình chỉ học;   
  • Thu thập và phân tích dữ liệu về các trường hợp kỷ luật để hiểu thêm về các biện pháp và quy trình kỷ luật, và báo cáo số liệu tổng hợp cho cộng đồng trường học qua trang web của Học Khu cũng như đưa vào Sổ tay dành cho Học Sinh và Gia Đình;
  • Cung cấp thêm sự hỗ trợ và các biện pháp can thiệp cho những trường học có số đình chỉ học bất cân xứng cao hơn đáng kể, và yêu cầu hiệu trưởng tham vấn Phó Tổng Giám thị để đảm bảo rằng các biện pháp can thiệp khác trong Bảng Xử Lý Hành Vi đã và đang được thực hiện triệt để và được ghi lại đầy đủ trước khi đình chỉ một học sinh Mỹ gốc Phi (hay nhóm học sinh nào khác mà theo số liệu thống kê là nhóm có tỷ lệ bị kỷ luật bất cân xứng cao nhất);
  • Xây dựng một quy trình để học sinh và phụ huynh có thể khiếu nại để giải quyết nếu SWPBIS hay RP chưa được thực hiện tại cơ sở trường học của họ.

This page was last updated on October 24, 2022