3.10.3 Thông báo: Phương thức Cho Dùng Thuốc

Thông báo: Phương thức Cho Dùng Thuốc

Quyền của học sinh nhận thuốc điều trị tại trường nằm trong những điều luật của liên bang sau: 

  • Công Luật  93-112; 87 Stat. 394; 2. Đao luật Hoa Kỳ  Mục 794; (H.R. 8070). "Đạo luật phục hồi (Rehabilitation Act) năm 1973." 
  • Công Luật 101-336; 104 Stat. 327; 42 Đao luật Hoa Kỳ các mục 12101-12213; (S. 933). "Đạo luật dành cho Người Mỹ bị Khuyết tật năm 1990." 
  • Công Luật 105-17; 111 Stat. 37; 20 Đao luật Hoa Kỳ các mục 1400-1485; (H.R. 5). "Đạo luật Sửa đổi Giáo dục dành cho những Cá nhân bị Khuyết tật năm 1997." 

Bộ Luật Giáo dục California  49423 cũng cung cấp thẩm quyền theo pháp luật quy định cho việc hỗ trợ việc dùng thuốc khác tại các trường California. Bộ Luật Giáo dục California 49423 nêu: Bất kể điều khoản của Bộ Luật Giáo dục California 49422, bất cứ học sinh nào cần uống thuốc được bác sĩ  kê toa trong suốt ngày học bình thường, có thể được hỗ trợ bởi y tá của trường hay những nhân viên trường học được chỉ định nếu học khu nhận được (1) một văn bản của bác sĩ cho chi tiết phương pháp, số lượng, và thời gian dùng thuốc đó và (2) một văn bản của phụ huynh hay người giám hộ của học sinh cho biết họ muốn học khu hỗ trợ học sinh trong các vấn đề được đề cập trong chỉ định của bác sĩ. (Chú trọng cung cấp.)

Bộ luật Giáo dục CA 49414 yêu cầu các học khu cung cấp dụng cụ tiêm tự động epinephrine khẩn cấp cho các y tá trường học hoặc nhân viên được đào tạo tình nguyện sử dụng các dụng cụ tiêm đó để hỗ trợ y tế khẩn cấp.

  1. Việc giám sát/cho dùng thuốc là trách nhiệm của ban giám hiệu trường.
  2. Ban giám hiệu trường sẽ chỉ định một nhân viên tình nguyện (và một tới hai người thay thế để dự phòng) là người sẽ chịu trách nhiệm cho việc dùng thuốc. 
  3. Trước khi cho dùng thuốc các quy trình sau đây phải được thực hiện.
    • Mẫu đơn thuốc (một mẫu cho mỗi loại thuốc) 
      1. Điền đầy đủ và ký tên bởi nhân viên y tế.
      2. Điền đầy đủ và ký tên bởi phụ huynh/người giám hộ/người nuôi dưỡng 
      3. Điền đầy đủ hằng năm hay khi có sự thay đổi trong toa thuốc.
    • Thuốc được phụ huynh/người giám hộ/người nuôi dưỡng cung cấp
      • Trong chai/lọ có dán nhãn của nhà thuốc
      • Bất cứ dụng cụ y tế cần thiết nào để lấy thuốc sẽ được phụ huynh/người giám hộ/người nuôi dưỡng cung cấp.
    • Thuốc được ghi vào Nhật ký Thuốc của Trường khi đưa đến trường.
      • Tất cả các chất có kiểm soát đều được đếm và ghi nhận khi đến trường trước mặt phụ huynh/người giám hộ hoặc người được chỉ định giao thuốc đến. Các nhân viên thực hiện và ghi nhận số đếm và phụ huynh hoặc người giám hộ nên ký vào Nhật ký Thuốc của Học sinh để xác minh số đếm. (Bộ luật Quy định Liên bang, Tiêu đề 21, Phần 1300.01)
  4. Ghi vào hồ sơ cho dùng thuốc bằng cách:
    • Nhập mỗi  lần cho dùng thuốc vào Nhật ký Thuốc của Học sinh

    • Trừ từng liều của chất được kiểm soát đã dùng từ tổng số còn lại. Nếu có sai biệt giữa những gì đã được ghi nhận khi cho dùng so với số lượng còn lại thì phải báo ngay khi phát hiện ra cho ban giám hiệu trường, y tá trường,  hoặc người giám sát đủ tư cách về y tế khác, và, nếu cần, các cơ quan thực thi pháp luật thích hợp.  (Bộ luật Quy định Liên bang, Tiêu đề 21, Phần 1300.01)

  5. Cất giữ thuốc:
    • Thuốc nên được bảo quản theo cách an toàn để duy trì hiệu quả của thuốc. Thuốc nên được lưu trữ trong tủ hoặc ngăn kéo an toàn và dễ tiếp cận trừ khi chúng cần được làm lạnh hoặc khi có chỉ định khác.

    • Đặt thuốc trong một túi có nhãn tên học sinh, và kèm một bản sao của Mẫu Đơn thuốc và Nhật ký thuốc của  học sinh.

    • Viết vị trí để Thuốc trong Kế hoạch Chăm sóc Cấp cứu nếu có.

  6. Cho Dùng Thuốc: Thực hiện theo các bước trong  “ Cách Dùng Thuốc”, áp dụng cho loại thuốc cụ thể (ví dụ Cách dùng Thuốc bằng đường miệng cho thuốc uống và Cách dùng Thuốc hít đối với thuốc hít). 
  7. Tự dùng thuốc: Nếu nhà cung cấp dịch vụ y tế và phụ huynh/người giám hộ/người nuôi dưỡng đã chỉ định trong Mẫu Đơn Thuốc thì học sinh có thể tự dùng thuốc với sự trợ giúp theo qui trình Tự Dùng Thuốc, Có Trợ giúp. Nhân viên được chỉ định sẽ hỗ trợ các bước trong quy trình dùng thuốc mà học sinh không có khả năng  thực hiện. Việc cất giữ thuốc ở trường vẫn phải được an toàn và bảo mật và nên ghi nhận vào hồ sơ.
  8. Lấy lại hoặc Bỏ thuốc:
    1. Trả lại bất kỳ loại thuốc nào chưa sử dụng, đã hết hạn, đã ngừng sử dụng cho phụ huynh/người giám hộ/người nuôi dưỡng của học sinh khi có thể.

    2. Hai tuần trước khi kết thúc đi học, hãy gửi về nhà “Yêu cầu Lấy lại Thuốc Điều trị” cho bất kỳ phụ huynh/ người giám hộ/người nuôi dưỡng của học sinh nào đang dùng thuốc tại trường

    3. Thuốc không trả lại được cho phụ huynh/người giám hộ/người nuôi dưỡng thì sẽ bị bỏ đi vào cuối năm học.

      • Thuốc chưa được lấy lại phải được cho vào một phong bì và niêm phong. Một nhân viên khác của trường phải chứng kiến ​​thuốc được cho vào phong bì.
      • Ban Giám hiệu trường hoặc người được chỉ định nên mang thuốc trong phong bì dán kín đến địa điểm Vứt bỏ Thuốc An toàn (xem danh sách các địa điểm Vứt bỏ Thuốc An toàn trong Hướng dẫn Sức khỏe Trường học, Phần C).
      • Tài liệu về Nhật ký thuốc của trường:
        1. tên thuốc
        2. ngày bỏ
        3. phương pháp bỏ
        4. nguồn chỉ phương thức  bỏ
        5. chữ ký của người vứt bỏ thuốc và nhân chứng
        6. chữ ký của y tá trường về Vứt bỏ Thuốc An toàn người nhận phong bì niêm phong 
    4. Thuốc không được đưa cho học sinh mang về nhà vì lý do sức khỏe và an toàn cho tất cả các học sinh.
  9. Lỗi xảy ra trong việc cho dùng hay lưu trữ thuốc phải báo ngay cho ban giám hiệu trường và cho người giám sát trực tiếp của người phát hiện ra lỗi. Phụ huynh/người giám hộ/người nuôi dưỡng của học sinh và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được ủy quyền của học sinh, nếu cần, sẽ được thông báo.
    • a. Lỗi được ghi lại ở mặt sau của Nhật ký thuốc học sinh. 
    • b. Làm bản  báo cáo sự cố khi: 
      • i. cần dịch vụ cấp cứu hoặc chăm sóc y tế
      • ii. có lỗi trong số lượng các chất được kiểm soát (xem Phần 4b)
      • iii. Ban giám hiệu trường và/hoặc người giám sát sức khỏe khi thấy cần thiết
  10. Trữ Epinephrine
    • Bộ luật Giáo dục CA 49414, được sửa đổi bởi Dự luật Thượng viện 1266, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, yêu cầu các học khu cung cấp dụng cụ tự tiêm epinephrine khẩn cấp cho các y tá trường học hoặc nhân viên tình nguyện đã được đào tạo, và cho các y tá trường hoặc nhân viên được đào tạo đã  tình nguyện được phép dùng dụng cụ tự  tiêm epinephrine để cung cấp hỗ trợ y tế khẩn cấp cho những người bị hoặc được cho là bị sốc phản vệ.
    • Sốc phản vệ là một phản ứng có thể đe dọa tính mạng do quá mẫn cảm  đối với một chất. Phản ứng có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút khi gặp tác nhân gây dị ứng, bao gồm nhưng không giới hạn ở vết chích côn trùng, dị ứng thực phẩm, phản ứng thuốc (ví dụ: thuốc kháng sinh, thuốc aspirin và thuốc kháng viêm không steroid) và tập thể dục. Các nguyên nhân khác bao gồm cao su và, ít phổ biến hơn, phụ thuộc vào thực phẩm, sốc phản vệ do tập thể dục và sốc phản vệ vô căn (không rõ nguyên nhân). 
    • Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể bao gồm khó thở, thở khò khè, khó thở, khó nói hoặc nuốt, nổi mề đay, ngứa, sưng (của mặt, môi, lưỡi hoặc các bộ phận khác của cơ thể), sốc hoặc hen suyễn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm hẹp đường thở, phát ban, khàn giọng, buồn nôn hoặc nôn, mạch yếu và chóng mặt. Cá nhân có thể bị sốc phản vệ và không thấy bất kỳ triệu chứng nào về da. Nhiều người trước đây có thể chỉ có phản ứng nhẹ với chất gây dị ứng, nhưng tiếp xúc sau đó có thể gây ra sốc phản vệ. 
    • Nếu không sử dụng epinephrine ngay lập tức tiếp theo là kích hoạt các dịch vụ y tế khẩn cấp thì có thể gây ra tử vong.
    • Quy định của Chương trình Nguồn trữ Epinephrine:
      • Nhân viên trường được chỉ định, được đào tạo ở mỗi trường, chịu trách nhiệm duy trì epinephrine dự trữ tại trường, ứng phó với các trường hợp nghi ngờ sốc phản vệ bằng cách xác định triệu chứng, phản ứng phù hợp theo phác đồ đào tạo, thực hiện các bước theo dõi khẩn cấp và lập hồ sơ.
      • Trong mọi trường hợp sử dụng epinephrine, nhân viên nhà trường phụ trách cho dùng thuốc nên ghi lại Nhật ký Sơ cứu, Nhật ký thuốc cho học sinh, Báo cáo Thương tích/sự cố và Báo cáo Việc cho Dùng Epinephrine. Báo cáo Việc cho Dùng Epinephrine nên được gửi fax đến Ban Dịch vụ Học sinh và gia đình trong thời gian sớm nhất có thể.
      • Ban Dịch vụ Học sinh và Gia đình sẽ đặt  và phân phối Epinephrine đến các trường. Ban Dịch vụ Học sinh và Gia đình cũng phối hợp để thay thế nguồn epinephrine đã sử dụng.
  11. Trữ Narcan: Mỗi trường tiểu học và trung học công lập và tư thục trong tiểu bang có thể tự nguyện quyết định xem có nên dùng chất chống thuốc gây nghiện khẩn cấp naloxone hydrochloride hoặc kháng thuốc nghiện  khác hay không và có nhân viên được đào tạo tại trường của mình để cung cấp hỗ trợ y tế khẩn cấp cho những người bị  hoặc cho là bị dùng quá liều thuốc gây nghiện. Nếu một trường đã chọn sử dụng naloxone hydrochloride khẩn cấp hoặc một chất kháng thuốc gây nghiện khác và có nhân viên được đào tạo tại trường đó thì phải áp dụng các thủ tục trong Quy định Hành chính 5141.21 của SFUSD.
  12. Một y tá trường có giấy chứng nhận sẽ tổ chức một buổi phát triển kiến thức chuyên môn hàng năm về việc cho dùng thuốc cho nhân viên trường phụ trách cho dùng thuốc hoặc hỗ trợ học sinh trong thuốc men.

This page was last updated on October 21, 2022