6.2.5 Bảng Hỗ Trợ/Can Thiệp đối với các Hành Vi Rủi ro cao

Tham khảo bảng để ứng phó với các hành vi rủi ro cao.

Các hành vi rủi ro cao cần có can thiệp tăng cường và gây ra các rủi ro nghiêm trọng về an toàn, và có thể bao gồm:

Loại Hành vi: Rủi ro Cao

Xin lưu ý: Bộ luật Giáo dục California (CA Education Code) là một tập hợp các luật do các nhà lập pháp bang California tạo ra. Tất cả các hội đồng trường học địa phương trên khắp California có trách nhiệm tuân theo các luật này. Các trích dẫn số bộ luật là các điểm tham khảo hữu ích để giúp quý vị hiểu nguồn trích dẫn quy tắc. 

Hành vi Rủi ro Cao

Bộ luật Giáo dục CA số

Gây thương tích nghiêm trọng cho người khác.

48915(a)(1)(A)

Sở hữu dao hay đồ vật nguy hiểm mà học sinh không có lý do sử dụng hợp lý.

Sở hữu, sử dụng hoặc bán vũ khí hay các đồ vật nguy hiểm .

Các sự cố liên quan đến sở hữu vũ khí, vung dao hoặc sở hữu chất nổ cần phải đình chỉ bắt buộc và đề nghị đuổi học.

48915(a)(1)(B)

48900(b)

48915(c)(1),(2),(5)

Ăn cướp hoặc có ý ăn cướp hoặc tống tiền (ví dụ lấy tài sản của người khác bằng vũ lực hay dọa nạt).

48915(a)(1)(D)

48900(e)

Tấn công hoặc hành hung một nhân viên trường.

48915(a)(1)(E)

“Hazing” (nghĩa là một quy trình khởi sự để được gia nhập vào trong một tổ chức hay một nhóm học sinh, cho dù tổ chức hay nhóm đó có được trường công nhận chính thức hay không, quy trình đó có thể gây ra thương tích nghiêm trọng cho cơ thể hay làm bại hoại hay nhục mạ cá nhân dẫn đến tổn hại về thể chất hay tinh thần. "Hazing" không bao gồm các sự kiện thể thao hoặc các sự kiện được trường chấp thuận.)

48900(q)

“Bạo lực do thù ghét” (nghĩa là cố ý gây thương tích, dọa nạt, hay đe dọa người khác trong việc tự do thực hiện hay hưởng các quyền của họ bằng vũ lực hay đe dọa bắt buộc vì người đó thực sự có hay cảm nhận là họ có chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, khuyết tật, giới tính, định hướng  giới tính, hay bản sắc giới tính) (chỉ đối với các cấp lớp 4-12).

48900.3

"Đe dọa mang tính chất khủng bố" ( nghĩa là một tuyên bố đe dọa gây ra tử vong, thương tích lớn hay thiệt hại tài sản trên mức 1.000$ và gợi ý viễn cảnh thực hiện ngay lời đe dọa; và làm cho người bị đe dọa phải lo sợ cho sự an nguy của họ, của gia đình họ hay hư hại cho tài sản.)

48900.7

Sở hữu bất hợp pháp bất kỳ chất được kiểm soát nào, đồ uống có cồn hay bất kỳ loại chất làm say phê nào

Unlawful possession of any controlled substance ngoại trừ (i) vi phạm lần đầu vì sở hữu không quá một ounce cần sa không phải là cần sa cô đặc hoặc (ii) sở hữu thuốc không kê toa để học sinh sử dụng hoặc thuốc được bác sĩ kê đơn cho học sinh.

Các sự cố liên quan đến bán chất được kiểm soát bắt buộc phải đình chỉ và đề nghị đuổi học.

48900(a)(1)(C)

48915(c)(3)

Sexual assault or battery.

Các sự cố liên quan đến tấn công tình dục hoặc kích gợi dục bắt buộc phải đình chỉ và đề nghị đuổi học.

48900(n)

48915(c)(4)

Các hành vi nguy cơ cao có thể bị đình chỉ trong lần đầu vi phạm : 

Các hành vi nguy cơ cao có thể bị đình chỉ trong lần đầu vi phạm : 

Bảng này liệt kê các biện pháp can thiệp bắt buộc phải thực hiện triệt để trước khi ra lệnh đình chỉ, ngoại trừ những trường hợp được phép hoặc bắt buộc phải đình chỉ đối với lần vi phạm đầu tiên. Các hành vi có nguy cơ cao được liệt kê trong Bảng ở trên có thể dẫn đến việc bị đình chỉ khi vi phạm lần đầu trong các trường hợp sau 

  • Nếu hiệu trưởng xác định rằng học sinh đã vi phạm Bộ luật Giáo dục số 48900 (a) (thương tích thân thể/ bạo lực), (b) (vũ khí), (c) (ma túy), (d) (chất trông giống ma túy) hoặc (e) (cướp giật/tống tiền), hoặc nếu hiệu trưởng xác định rằng hành vi gây ra nguy hiểm cho con người.
  • Nếu luật tiểu bang yêu cầu hiệu trưởng phải đình chỉ ngay và đề nghị đuổi học. Đình chỉ và đề nghị trục xuất là bắt buộc đối với sở hữu súng hoặc chất nổ, vung dao, bán ma túy hoặc tấn công tình dục hoặc kích gợi dục (Bộ luật Giáo dục CA số 48915(c)). 

Tuy nhiên, ngay cả khi một học sinh bị đình chỉ hoặc đề nghị đuổi học vì hành vi có rủi ro cao, trường toàn diện hay trường cộng đồng quận phục vụ học sinh vẫn nên tham khảo Bảng này để xác định các biện pháp can thiệp và hỗ trợ thích hợp. Nhà trường và Nhóm Chăm sóc Phối hợp cũng có thể tham khảo Bảng  cho các Hành vi Nghiêm trọng để xác định các biện pháp can thiệp và hỗ trợ thích hợp. 

Cách Dùng Bảng này

Sau sự cố của học sinh, hiệu trưởng nhà trường hoặc người được chỉ định có trách nhiệm đảm bảo đưa học sinh vào nội dung chương trình họp của Nhóm Chăm sóc Phối hợp (CCT) tại cuộc họp CCT diễn ra lần kế,  chủ trì cuộc họp và hợp tác với các nhân viên khác của trường, học sinh và gia đình (thuật ngữ gia đình được sử dụng là gồm cha mẹ, người nuôi dưỡng  và người giám hộ) trong quá trình hỗ trợ và can thiệp. CCT có ở mỗi trường và chú trọng vào bầu không khí học đường, quan hệ hợp tác với gia đình, đi học chuyên cần, và các dịch vụ học sinh/gia đình. 

Nhóm Chăm sóc Phối hợp sẽ họp trong thời gian sớm nhất có thể sau khi xảy ra sự cố để lập một kế hoạch dài hạn dựa trên việc xem xét dữ liệu và sử dụng các biện pháp can thiệp có cơ sở nghiên cứu. Một số hành vi vi phạm này buộc phải đình chỉ và đề nghị trục xuất. Hành vi vi phạm gồm sở hữu súng hoặc chất nổ, vung dao, bán ma túy hoặc kích gợi dục hoặc tấn công tình dục.

Người quản lý trường hay CCT sẽ:

  1. Liên kết với gia đình: Hiệu trưởng trường học hoặc người được chỉ định nói chuyện với gia đình học sinh.
    Việc gia đình không muốn nói chuyện không ngăn CCT nỗ lực tiến đến dùng các biện pháp can thiệp và hỗ trợ cho học sinh.
  2. Triệu tập cuộc họp CCT và các giáo viên có liên quan: Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định nên liên hệ với đại diện của CCT để đưa học sinh vào chương trình làm việc cho cuộc họp CCT vào lần kế. (Các) giáo viên có liên quan cùng với hiệu trưởng và/hoặc người được chỉ định, cũng nên được mời tham dự cuộc họp này. 
  3. Chọn biện pháp hỗ trợ/can thiệp thích hợp: Sau đó, CCT nên cùng phối hợp với các giáo viên, gia đình và học sinh có dính líu đến vụ việc để chọn ra các hỗ trợ/can thiệp thích hợp từ phần tương ứng trong bảng (xem bên dưới) để thực hiện. CCT nên xem xét dữ liệu về học tập và hành vi của học sinh để xác định có cần can thiệp hoặc sửa đổi các biện pháp can thiệp hiện tại.
  4. Ghi vào hồ sơ các kế hoạch: CCT, cùng với các giáo viên có liên quan, nên ghi vào hồ sơ các hỗ trợ/can thiệp đã chọn và bất kỳ kế hoạch nào được triển khai tại một nơi phù hợp trong Synergy, báo cho bất kỳ giáo viên nào thêm vào để xem xét kế hoạch/can thiệp. CCT nên hướng dẫn cho giáo viên/nhân viên về cách lưu trữ thông tin liên quan đến các sự cố của học sinh và các biện pháp can thiệp trong Synergy. CCT có thể liên hệ với Liên kết Nguồn Hỗ trợ tại sflink@sfusd.edu hoặc gọi số 415-340-1716 (trong giờ làm việc) để được tư vấn nếu cần.
  5. Thực hiện các kế hoạch: Hỗ trợ/can thiệp đã chọn ra nên thực hiện trong tối thiểu 4–6 tuần.
  6. Các hành động tiếp theo: Sau 4-6 tuần thực hiện, CCT nên quay lại các mục tiêu đã đặt ra với học sinh và đánh giá mức độ mỗi mục tiêu đã đạt được. Dựa vào đánh giá này, CCT sẽ quyết định xem nên giữ, tăng cường hoặc giảm dần can thiệp. Cần cố thực hiện các biện pháp can thiệp bổ sung nếu lần can thiệp đầu tiên không thành công. Gia đình cần được thông báo về tiến bộ và bất kỳ thay đổi nào đối với các kế hoạch can thiệp.

Vui lòng xem chương 6.2.6 để hiểu các hỗ trợ thêm mà các nhóm học sinh đặc biệt cần (học sinh có IEP, thanh thiếu niên được nhận nuôi, thanh thiếu niên đang tạm ở nơi chờ chuyển hoặc đang bị vô gia cư, học sinh bị quản chế và các gia đình cần dịch vụ dịch thuật). 

Dành cho gia đình:

Ban quản lý trường và CCT sẽ làm việc với gia đình học sinh để tìm hiểu về nhu cầu của học sinh và những gì học sinh cảm thấy sẽ giúp giải quyết vấn đề đó. Bất kỳ kế hoạch can thiệp và hỗ trợ nào mà CCT thực hiện nên được cho các gia đình biết.

Để biết thêm thông tin về cách xem bất kỳ hồ sơ nào liên quan đến học sinh, gia đình có thể liên hệ với văn phòng ban quản lý trường của mình bất kỳ lúc nào. 

Bảng Hỗ Trợ/Can Thiệp đối với các Hành Vi Rủi ro cao 

Định nghĩa của các can thiệp có dấu sao (*) có trong bảng chú giải ở chương 6.2.1

Dành cho CCT: Chọn ít nhất một hỗ trợ/can thiệp để thực hiện cho mỗi sự việc và ghi vào hồ sơ ở nơi phù hợp trong Synergy. Để được hỗ trợ kỹ thuật về bất kỳ biện pháp can thiệp nào, vui lòng liên hệ với sflink@sfusd.edu.

Lưu ý: Trường cũng có thể tự do sử dụng các biện pháp can thiệp thêm và các biện pháp thay thế có tại trường của mình mà không có liệt kê trong bảng. 

Các phương án Hỗ trợ/Can thiệp cho sự cố lần đầu

Hỗ trợ về Cảm xúc-Xã hội

Đáp ứng đối với Các Biện pháp Can thiệp về Hành vi (RTI) và Các Thực hành Khắc phục (RP) 

Môi trường

 

  • Nhóm kỹ năng tập trung * (chọn nhóm kỹ năng phù hợp)
  • Giảng hòa qua bạn bè (Lớp 6-12)*
  • Tư vấn cá nhân (tại trường hay ngoài trường)
  • Liên lạc DPH để nhận các dịch vụ trọn gói
  • Nhân viên Xã Hội tại trường và ngoài trường cần điều phối và các quản lý  dịch vụ dành cho nhiều  học sinh và gia đình 
  • Đến thăm nhà *

 

 

  • Họp Thực hành Khắc phục* với gia đình/các gia đình và các tổ chức bên ngoài
  • Khuyên bảo  sửa sai: Làm dịu bớt*, dạy/dạy lại các kỹ năng phù hợp, và tạo điều kiện quay lại lớp học
  • Kiểm tra mức hiệu quả  của  kế hoạch can thiệp đã thiết lập và điều chỉnh nếu cần
  • Đi học vào Thứ Bảy
  • Kế hoạch hỗ trợ hành vi
  • Giảng dạy trực tiếp và thực tập thay đổi hành vi tương đương về mặt chức năng

 

 

  • Cân nhắc thay đổi lớp học hoặc tăng cường hỗ trợ trên lớp
  • Tư vấn trong lớp * với Nhóm Chăm sóc Phối hợp

 

Các bảng ở định dạng PDF in ra được

Các bảng ở định dạng PDF in ra được

Có thể tìm thấy các bảng ở định dạng PDF in ra được qua liên kết này: https://drive.google.com/drive/folders/1m1CzfR38Dy542UZ8ZFm7s29CZQ7KXnCS

 

This page was last updated on October 24, 2022