6.3.2 Định Nghĩa Các Hành Vi Bị Cấm

Định Nghĩa Các Hành Vi Bị Cấm

Hành Vi Liên Quan Đến Bạo Lực hay Vũ Khí

Gây ra, cố gắng gây ra hoặc đe dọa gây ra thương tích cho người khác ( Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(a)(1)); hoặc Cố ý dùng sức lực hay bạo lực đối với người khác, không kể các trường hợp tự vệ (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(a)(2))

Thí dụ: Dọa gây thương tích bằng lời; đấm hay đá không trúng; đánh nhau; xô đẩy (ví dụ, một cuộc ẩu đả nhỏ); đánh hay đá người khác khi họ không đánh đá lại. Thêm vào đó, các học sinh tiếp tay, giúp đỡ gây thương tích hay cố gắng gây thương tích cho người khác có thể bị đình chỉ học nhưng không bị đuổi học.  Các học sinh bị một tòa án trẻ vị thành niên phân xử là đã đóng vai trò tiếp tay, giúp đỡ người khác phạm tội bạo lực gây ra thương tích lớn hay thương tích trầm trọng cho nạn nhân thì sẽ bị kỷ luật theo Bộ Luật Giáo Dục CA, điều 48900(a).

Tàng trữ, bán hoặc bằng cách khác đưa cho người khác súng, dao, chất nổ hay đồ vật nguy hiểm khác (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(b))

Vũ khí có thể bao gồm nhưng không giới hạn chỉ những loại sau đây: súng, dao, súng bắn điện, dao bấm, súng bắn bi sắt, súng hơi, ná cao su, tay gấu, găng tay đính đinh, thuốc xịt mace, thuốc xịt cay mắt, ống sắt, pháo hoa, pháo nổ; hoặc các đồ vật khác không được thiết kế ra để làm vũ khí nhưng vẫn nguy hiểm, và không có lý do hợp lý mang đến trường mà không được hiệu trưởng cho phép, như là tua vít, dụng cụ đa năng, dao đa năng, dao phết bơ hay dao cắt thịt, bút trình chiếu laser. Thí dụ: Học sinh có vũ khí trong túi hay ba lô; bán hay đưa vũ khí cho học sinh khác. 

Tàng trữ, bán hay đưa cho người khác một khẩu súng tại trường học hoặc tại một hoạt động của trường ở nơi khác sẽ bị đình chỉ học ngay lập tức và bị chuyển đến văn phòng xử lý việc đuổi học.

Tàng trữ súng giả (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(m))

"Súng giả" có nghĩa là một bản sao của súng có các đặc điểm ngoại hình trông khá thật, đến mức mà một người có lý lẽ sẽ kết luận rằng bản sao đó là một khẩu súng thật. Thí dụ: Học sinh có súng giả trong người hay để ở chỗ do học sinh kiểm soát, như ở trong ba lô hay tủ có khóa.

Hành Vi Có Tính Chất Đe Dọa

Quấy rối, đe dọa hay gây sợ hãi cho một nhân chứng tố cáo (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(o))

Quấy rối, đe dọa hay gây sợ hãi cho một học sinh là nhân chứng tố cáo hay nhân chứng khác trong một thủ tục kỷ luật của trường với mục đích ngăn cản học sinh đó làm chứng, trả thù học sinh vì đã làm chứng, hoặc cả hai. Thí dụ: Đe dọa bằng lời nói hay bằng cách viết  cho một nạn nhân hay nhân chứng khác để ngăn cản họ không nộp bản khai hoặc làm chứng trong một phiên điều trần về việc đuổi học; trả thù nhân chứng đã nộp bản khai hoặc làm chứng. 

Đe dọa mang tính chất khủng bố (Chỉ áp dụng cho học sinh ở lớp 4-12) (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900.7)

"Đe dọa mang tính chất khủng bố" bao gồm bất cứ lời nói/câu viết của một người cố ý đe dọa phạm tội sẽ dẫn đến tử vong, thương tích lớn hay thiệt hại tài sản trên mức 1.000$ với ý định rõ ràng là muốn người kia cảm thấy bị đe dọa, cho dù có ý định thực sự thực hiện như đe dọa hay không. Lời nói/câu viết đó phải mang tính chất không mập mờ, không có điều kiện, dứt khoát và cụ thể khiến mọi người sẽ hiểu ngay trong hoàn cảnh đó, và có tác dụng truyền đạt cho người bị đe dọa cảm giác đó là lời đe dọa thực sự, có thể được thực hiện ngay, do đó khiến cho họ cảm thấy sợ hãi liên tục và đương nhiên cho rằng sự an toàn của bản thân, của gia đình hoặc của tài sản nhà trường đang bị nguy hiểm. Thí dụ: Gọi điện, gửi email hay nhắn tin để đe dọa gài bom hoặc gây hại cho ai đó.

Hành Vi Liên Quan Đến Ma Túy, Rượu/Bia hay Thuốc Lá

Tàng trữ, sử dụng, bán hoặc bằng cách bất hợp pháp khác đưa cho người khác bất cứ loại ma túy, rượu/bia hay chất làm phê nào, hoặc bị ảnh hưởng vì những chất đó. (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(c)) 

Thí dụ: Bị say cồn hay phê thuốc; có ma túy hay cồn trong người, hoặc để ở trong ba lô, tủ có khóa hay nơi khác do học sinh kiểm soát; đưa ma túy hay rượu/bia cho học sinh khác; bán ma túy hay rượu/bia. Một số ví dụ về ma túy hay các chất làm phê bao gồm: cần sa, hashish, thuốc theo toa bác sĩ, lon xịt, nitơ oxit, v.v. 

Buôn bán bất hợp pháp các chất quốc cấm sẽ bị đình chỉ học ngay lập tức và bị chuyển đến văn phòng xử lý việc đuổi học. 

Chào mời, sắp xếp hay thương lượng bất hợp pháp việc bán bất cứ loại chất quốc cấm, đồ uống chứa rượu/bia, hoặc chất làm phê nào và sau đó bán, giao hoặc bằng cách khác cung cấp một chất trông giống những chất đó. (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(d))

Thí dụ: Chào mời hay sắp xếp bán cần sa hoặc thuốc theo toa bác sĩ và sau đó bán/giao/đưa lá kinh giới (thay vì cần sa) hoặc thuốc mua tự do không cần toa (thay vì thuốc theo toa). 

Tàng trữ hay sử dụng thuốc lá hoặc bất cứ sản phẩm nào chứa thuốc lá hay nicotine (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (h))

Thí dụ: Học sinh sử dụng hoặc mang các sản phẩm dưới đây trong người, để trong ba lô hay tủ có khóa, hoặc ở nơi khác do học sinh kiểm soát: thuốc điếu; bút hút/điếu thuốc điện tử; xì gà; xì gà nhỏ; thuốc lá đinh hương; thuốc lá không khói; thuốc lá dạng hít; thuốc lá dạng nhai; trầu không.

Tàng trữ đồ vật liên quan đến ma túy bất hợp pháp, hoặc chào mời, sắp xếp hay thương lượng bán đồ vật liên quan đến ma túy bất hợp pháp (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (j))

“Đồ vật liên quan đến ma túy" bao gồm tất cả các loại thiết bị, sản phẩm và vật liệu được thiết kế hoặc quảng cáo để sử dụng trong việc trồng, nhân giống, nuôi, giúp tăng trưởng, thu hoạch, sản xuất...đóng gói, đóng gói lại, cất giữ, chứa chấp, che giấu, tiêm chích, ăn uống, hít hoặc bằng cách khác đưa vào trong cơ thể con người một chất quốc cấm vi phạm phần này." (Điều 11014,5 Bộ Luật Sức Khỏe và An Toàn (Health can Safety Code - HSC) của CA) Ví dụ: Tàng trữ hay sắp xếp để bán các sản phẩm như giấy cuốn thuốc lá hiệu Zig-Zag; kẹp mẩu cần sa; ống tiêm; kim tiêm; ống hút; điếu cày. 

Chào mời, sắp xếp, thương lượng bán hoặc thực sự bán một cách bất hợp pháp thuốc Soma theo toa (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(p))

Thí dụ: Chào mời, sắp xếp bán hoặc thực sự bán thuốc Soma, một loại thuốc giãn cơ phát huy tác dụng bằng cách ức chế cảm giác đau từ dây thần kinh đến não bộ.

Hành Vi Liên Quan Đến Quấy Rối/Bắt Nạt/Ức Hiếp

Quấy rối Tình dục (áp dụng chỉ cho lớp 4-12) (Bộ Luật Giáo Dục CA,  48900.2)

Quấy rối tình dục có nghĩa là những hành động tiến tới tình dục không mong muốn, yêu cầu đáp ứng tình dục, và hành vi bằng lời nói, hình ảnh hay thể chất có tính chất gợi dục, do ai đó từ hay trong môi trường giáo dục thực hiện dưới bất cứ điều kiện nào sau đây:

  • (a)  Việc chấp nhận hành động này được nêu rõ hay ngầm hiểu là được một điều khoản hay điều kiện về tình trạng học tập hay tiến bộ học tập của một cá nhân.
  • (b) Việc một người chấp nhận hay phản đối hành động này được dùng như là cơ sở của các quyết định giáo dục làm ảnh hưởng tới cá nhân đó.
  • (c) Hành động có mục đích hay ảnh hưởng gây ra tác động tiêu cực đến thành tích học tập của một cá nhân, hay tạo ra môi trường giáo dục hăm dọa, thù hận hay nhục mạ.
  • (d) Việc một người chấp nhận hay phản đối hành động này được dùng như là cơ sở cho bất cứ quyết định nào ảnh hưởng tới cá nhân đó trong các  khoản lợi ích và dịch vụ, các giấy khen, chương trình, hay các hoạt động có tại hay thông qua thể chế giáo dục.

Các hành động được mô tả phía trên phải được một người đáng tin cậy có cùng giới tính với nạn nhân xét thấy là đủ nghiêm trọng hay có sức lan tỏa gây ra tác động tiêu cực đến thành tích học tập của một người hay tạo ra một môi trường giáo dục hăm dọa, thù hận hay nhục mạ. Ví dụ: nhận xét bằng lời nói, cử chỉ, hình ảnh không thích hợp hay tài liệu viết có tính gợi dục. 

Gây ra, cố gắng gây ra, đe dọa gây ra hay tham gia vào các bạo lực do căm ghét (Chỉ áp dụng cho học sinh trong lớp 4-12) (Bộ Luật Giáo Dục CA,  48900.3)

“Bạo lực do Căm ghét” có nghĩa là cố ý gây chấn thương, dọa nạt, hay đe dọa người khác trong việc tự do thực hiện hay hưởng các quyền của họ  bằng cách bắt buộc hay đe dọa bắt buộc vì chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, khuyết tật, giới tính, định hướng  giới tính, hay bản sắc giới tính thực sự hay cảm nhận của người đó. Điều này bao gồm sự phá hoại hay gây tổn hại cho tài sản cá nhân để đe dọa hay dọa nạt họ như mô tả ở trên. Ví dụ: gây hư hại tủ để đồ của học sinh hay tài sản cá nhân khác với đe dọa gây nguy hại cho học sinh vì lý do định hướng giới tính hay bản sắc giới tính; đánh học sinh hay đe dọa gây nguy hại vì lý do nguồn gốc quốc gia hay chủng tộc của học sinh đó. 

Quấy rối, đe dọa hay dọa nạt (Chỉ áp dụng cho các học sinh trong cấp lớp 4-12) (Bộ Luật Giáo Dục CA,  48900.4)

Đối với vi phạm này, phải có cố tình quấy rối, đe dọa hay dọa nạt nhắm vào nhân viên học khu hay vào học sinh đủ nghiêm trọng hay có sức lan tỏa để gây ra ảnh hưởng thực sự và mong đợi là  làm gián đoạn việc học tập tại lớp, tạo ra rối loạn sau đó, và xâm phạm các quyền của cả nhân viên ở trường học hay của học sinh bằng cách tạo ra một môi trường học tập đe dọa hay thù địch. Ví dụ: Đe dọa bằng lời nói, các ghi chú được viết hay các tin nhắn điện tử đe dọa gây hại thân thể; hay các giao tiếp tìm cách đe dọa hay quấy rối.

Hazing, hành động chứng tỏ (Bộ Luật Giáo Dục CA,  48900 (q))

Đối với vi phạm này, “hazing” có nghĩa là một phương pháp gia nhập hay tiền gia nhập vào trong một tổ chức hay nhóm của học sinh, cho dù tổ chức hay nhóm đó có được công nhận chính thức bởi một thể chế giáo dục hay không, có thể gây ra chấn thương cơ thể nghiêm trọng hay làm bại hoại hay nhục mạ cá nhân dẫn đến nguy hại về thể chất hay tinh thần cho một học sinh trước đây, hiện tại, hay tương lai. Ví dụ: Yêu cầu học sinh ăn hay uống thức ăn/đồ kinh tởm, chịu lạm dụng về thể chất hay dấn thân vào các hoạt động thể chất nguy hiểm hay nhục nhã như là một khởi sự để được gia nhập vào một câu lạc bộ hay nhóm học sinh. 

Bắt nạt/Đe dọa trực tuyến (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (r))

Đối với vi phạm này, để hành động đạt được định nghĩa là bắt nạt, nó phải là “bất cứ hoạt động bằng lời nói hay bằng hành động thân thể nào nghiêm trọng hay gây lan tỏa, bao gồm giao tiếp được thực hiện bằng cách viết hay bằng các phương tiện điện tử, và bao gồm một hay nhiều hành động được thực hiện bởi một học sinh hay một nhóm học sinh được định nghĩa trong Bộ Luật Giáo Dục CA,  48900.2, 48900.3, hay 48900.4 trực tiếp vào một hay nhiều học sinh gây hậu quả hay có thể dự đoán hợp lý gây ra hậu quả trong một hay hơn các điều sau:

  • (A) Làm cho một học sinh sợ bị nguy hại cho chính các em hay tài sản, hay làm cho một học sinh chịu đựng
  • (B) Một hậu quả tổn hại đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của các em,
  • (C) Gây ảnh hưởng đáng kể tới việc học tập của các em,
  • (D) Gây ảnh hưởng đáng kể tới khả năng của các em tham gia vào hay có lợi từ các dịch vụ, hoạt động, hay đặc quyền mà trường cung cấp. 

Các học sinh nên đối xử với tất cả mọi người công bằng và tôn trọng và kiềm chế việc cố ý sử dụng  hay sử dụng bừa bải nói xấu chống lại bất cứ người nào trên cơ sở chủng tộc, màu sắc da, tín ngưỡng, quốc tịch, tôn giáo, tổ tiên, tuổi tác, giới tính, khuynh hướng giới tính, xác định giới tính, hay khuyết tật. (Chính sách Hội đồng SFUSD, 5145.3)

Ví dụ: Đe dọa trực tuyến thông qua tin nhắn, văn bản, âm thanh hay hình ảnh có nguồn gốc trong hay ngoài trường học; bắt nạt trực tiếp hay bằng văn bản. Đưa ra các nhận xét bằng lời nói hay gởi các tin nhắn điện tử hay viết hăm dọa trên cơ sở khuynh hướng giới tính hay khuynh hướng cảm nhận, dân tộc, chủng tộc hay khuyết tật thể chất hay tâm thần; đưa ra các nhận xét, tin nhắn, văn bản, âm thanh hay hình ảnh quấy rối tình dục (theo Bộ Luật Giáo Dục CA,  48900.2), đe dọa bạo lực do căm ghét (theo Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900.3), quấy rối, đe dọa hay dọa nạt (theo Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900.4); gởi, chuyển tiếp và/hay nhận các tin nhắn rõ ràng tình dục, các tin nhắn, âm thanh hay hình ảnh; đăng lên hay tạo ra một trang; tạo ra một hồ sơ giả mạo với mục đích bắt nạt học sinh bị giả mạo. 

Hành Vi Liên Quan Đến Tài Sản

Phạm tội hoặc có ý định phạm tội ăn cướp hay cưởng đoạt (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (e))

Ăn cướp là việc lấy tài sản cá nhân (như nón, áo khoác, giầy, quần áo, v.v.) thuộc sở hữu của người khác, bằng việc dùng sức lực hay dọa nạt để lấy tài sản trực tiếp từ người đó hoặc khi người đó đang có mặt. Cưởng đoạt là việc lấy tiền hay tài sản từ một người khác qua việc dùng sức lực hay đe dọa. Thí dụ: Giật tiền, điện thoại hay tài sản khác từ tay hoặc túi của một học sinh; đe dọa gây thương tích cho hoặc phá tài sản, phá danh dự của một người nếu người đó không nộp tiền hay tài sản khác. 

Gây ra hoặc cố gắng gây ra thiệt hại cho nhà trường hay tài sản tư nhân. (Bộ Luật Giáo Dục CA, Điều 48900 (f))

Thí dụ: Phá hoại các cơ sở/tài liệu của trường; vẽ hay viết bậy vào các tài liệu giảng dạy, trên bàn hay vách tường; gây hoặc cố gắng gây hỏa hoạn/đốt tài sản của trường.

Ăn cắp hoặc cố ăn cắp tài sản của trường hay tài sản riêng. (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (g))

Thí dụ: Ăn cắp hay cố  ăn cắp các tài liệu giảng dạy, chìa khóa, mật khẩu, tài liệu thi, máy tính bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động hay các thiết bị điện tử cá nhân khác, hoặc tiền bạc từ trường học, nhân viên hoặc các học sinh khác. Việc tàng trữ, làm bản sao hay sử dụng chìa khóa của trường khi không được một người có thẩm quyền của trường cho phép trước là điều nghiêm cấm và sẽ bị coi là đủ cơ sở để tiến hành kỷ luật.    

Cố ý nhận tài sản bị ăn cắp của trường hay của tư nhân (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (l))

Thí dụ: Nhận các máy tính xách tay, tài liệu thi hoặc chìa khóa của trường; hoặc nhận các tài sản cá nhân như điện thoại di động, điện thoại thông minh, máy tính xách tay hay tiền của học sinh.     

Hành Vi Liên Quan Đến Việc Gây Rối

Có hành vi tục tĩu hoặc thường xuyên tỏ ra thô lỗ và văng lời chửi rủa. (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (i))

Tục tĩu" được định nghĩa là: liên quan đến tình dục theo cách không đứng đắn hay gây phản cảm mang tính chất không lành mạnh hay ghê tởm theo các chuẩn mực chung về đạo đức và sự tử tế. "Thô lỗ" được định nghĩa là một hành vi hay biểu hiện đi ngược lại với sự nhã nhặn và lẽ phép. Thí dụ: Có các cử chỉ hay chuyển động cơ thể một cách tục tĩu; thường xuyên hay nhiều lần sử dụng lời lẽ thô tục với nhân viên trường hay (các) học sinh khác; thường xuyên hay nhiều lần đưa ra các nhận xét hay cử chỉ thô lỗ.  

Gây rối cho các hoạt động của trường hoặc bằng cách khác cố ý chống lại thẩm quyền hợp pháp của các giám đốc viên, giáo viên, nhân viên hành chính, viên chức trường học hoặc các nhân viên trường học khác khi họ đang thi hành nhiệm vụ. (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900(k))

Thí dụ: Không tập trung vào bài học, ra khỏi chỗ ngồi, chen ngang, cãi lại, văng tục, không làm xong bài, không theo chỉ dẫn, đến lớp học trễ, không mang theo các học phẩm hay tài liệu cần thiết.  Lưu Ý Quan Trọng: Học sinh không thể bị đình chỉ học hay đuổi học vì hành vi chống đối/gây rối

Hành Vi Có Thể Cần Sự Can Thiệp Tập Trung

Danh sách này không miêu tả lại một số vi phạm đã định nghĩa trên đây và có thể cần sự can thiệp tập trung, bao gồm các Bộ Luật Giáo Dục CA, Điều 48900 (b) (tàng trữ, sử dụng hoặc bán dao hay đồ vật nguy hiểm khác); 48900(e) (ăn cướp hay tống tiền); (q) (ức hiếp); Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900,3 (bạo lực vì kỳ thị); hoặc Bộ Luật Giáo Dục CA,  48900,7 (đe dọa mang tính chất khủng bố) trong Bộ Luật Giáo Dục

Sở hữu, bán hay đưa cho người khác một khẩu súng (không phải là súng giả) (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48915 (c) (1)) “Súng” được định nghĩa là một công cụ sử dụng để bắn đạn chùm, đạn viên hay vỏ đạn qua tác động của thuốc súng nổ bên trong. Từ "súng" bao gồm súng ngắn, súng ổ quay hay súng trường, hoặc bất cứ công cụ nào khác được thiết kế để bắn ra một vật phóng nhờ sức đẩy của chất nổ hay một phản ứng đốt cháy khác với mục đích sử dụng làm vũ khí. Thí dụ: Học sinh có súng trong người; để súng ở trong ba lô, tủ có khóa hay khu vực khác do học sinh kiểm soát; bán súng; đưa/cung cấp súng cho người khác. Các học sinh tàng trữ, bán hay đưa cho người khác một khẩu súng tại trường học hoặc tại một hoạt động của trường ở nơi khác sẽ bị đình chỉ học ngay lập tức và bị chuyển đến văn phòng xử lý việc đuổi học. 

Chĩa dao (Bộ Luật Giáo Dục CA, Điều 48915 (c) (2))

Khi sử dụng trong phần miêu tả vi phạm này, "dao" có nghĩa là bất kỳ một trong các loại sau: dao găm, dao ngắn, các vũ khí khác có lưỡi sắc và cố định được sử dụng chủ yếu để đâm, các vũ khí có lưỡi được sử dụng chủ yếu để đâm, các vũ khí có lưỡi dài hơn 3 ½ inch, các  dao xếp có lưỡi có thể khóa cố định, hay dao cạo không có tấm che lưỡi. "Chĩa" có nghĩa là khua đi khua lại vẻ đe dọa, như muốn dùng làm vũ khí; khoe ra để phô trương; hoặc sử dụng làm một cử chỉ đe dọa hay chống đối. Thí dụ: Cầm dao và khua một cách giận dữ về phía (các) học sinh khác hay nhân viên trường học. 

Tàng trữ vật nổ (Bộ Luật Giáo Dục CA, Điều 48915 (c)(5))

Thí dụ: Khi được sử dụng trong mục này, "vật nổ" có nghĩa là “bất kỳ (i) loại bom, (ii) trái lựu đạn, (iii) rôcket được nạp nhiều hơn bốn ounce nhiên liệu đẩy, (iv) tên lửa được nạp nhiều hơn một phần tư ounce chất nổ hay chất gây cháy, (v) mìn, hoặc (vi) công cụ tương tự với các công cụ miêu tả trên mà chứa chất nổ, chất gây cháy hay khí độc; hoặc bất kỳ loại vũ khí nào (không kể súng bắn đạn chùm và đạn chùm) cho dù được gọi bằng tên nào đi nữa mà có khả năng, hoặc dễ dàng được biến đổi để có khả năng bắn ra một vật phóng qua tác động của một chất nổ hay chất đẩy khác, và có nòng cỡ một phần hai inch theo đường kính; và bất kỳ kết hợp nào của các bộ phận được thiết kế hoặc có mục đích sử dụng để biến đổi bất kỳ công cụ nào thành một trong các công cụ gây hại kể trên, hoặc được sử dụng để dễ dàng lắp ráp thành một công cụ gây hại. (18 Bộ Luật Hoa kỳ 921)

Tàng trữ vật nổ tại trường học hoặc tại một hoạt động của trường ở nơi khác sẽ bị đình chỉ học ngay lập tức và bị chuyển đến văn phòng xử lý việc đuổi học. 

Bán chất quốc cấm một cách bất hợp pháp (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (c) và 48915(c)(3))

Thí dụ: Bán cần sa, cocaine, methamphetamine, hashish, thuốc phiện, PCP, LSD, thuốc theo toa bác sĩ hoặc các chất quốc cấm khác.  

Các học sinh bán chất quốc cấm tại trường học hoặc tại một hoạt động của trường ở nơi khác sẽ bị đình chỉ học ngay lập tức và bị chuyển đến văn phòng xử lý việc đuổi học.

Phạm tội hay cố gắng phạm tội hành hung tình dục hay xâm phạm tình dục (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48900 (n), 48915(c)(4))

Thí dụ: Tấn công tình dục bao gồm thực hiện hay cố gắng thực hiện các hành động sau: (1) hiếp dâm, (2) giao hợp qua đường hậu môn, (3) có hành động dâm dục hay khiêu dâm với một trẻ em dưới 14 tuổi; (4) giao hợp qua đường miệng, (5) có hành vi tình dục thâm nhập thông qua việc sử dụng sức lực, ép buộc, đe dọa hay gây sợ bị thương tích ngay theo cách bất hợp pháp (6) giao hợp, thâm nhập, giao hợp qua đường miệng hay hậu môn mà phải dùng sự gian lận, giả mạo hay giả vờ để gây sợ hãi mới được bên kia đồng ý cho hành động đó. Xâm phạm tình dục được định nghĩa là “bất cứ người nào đụng chạm vào chỗ kín của người khác khi người đó không muốn, và hành động đó nhằm mục đích cụ thể là kích thích tình dục, thỏa mãn tình dục hay lạm dụng tình dục, đều có tội xâm phạm tình dục bậc tiểu hình.”

Các học sinh vi phạm hay có ý vi phạm tội tấn công tình dục hay xâm phạm tình dục tại trường học hoặc tại một hoạt động của trường ở nơi khác sẽ bị đình chỉ học ngay lập tức và bị chuyển đến văn phòng xử lý việc đuổi học.

Gây thương tích trầm trọng (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48915(a)(1)(A))

Thí dụ: Lấy dao đâm học sinh khác; gây thương tích khiến cho nạn nhân phải nhập viện; gây thương tích dẫn đến đau đớn cực độ hoặc sự suy giảm kéo dài của một chức năng cơ thể.

Tấn công hoặc hành hung một nhân viên trường học (Bộ Luật Giáo Dục CA, 48915(a)(1)(E))

Tấn công là có ý định bất hợp pháp dùng bạo lực để gây thương tích cho người khác, cộng với có khả năng thực hiện ý định này tại thời điểm đó. Hành hung là bất cứ hành vi nào cố ý sử dụng sức lực hay bạo lực bất hợp pháp đối với người khác. Ví dụ: Quơ nắm đấm định đánh trúng giáo viên, nhân viên hành chính hay nhân viên khác; tát, đấm hay đá một giáo viên, nhân viên hành chính hay nhân viên khác.

This page was last updated on October 24, 2022