6.2.3 Bảng Hỗ Trợ/Can Thiệp đối với các Hành Vi Chống Đối/Gây Rối

Hãy tham khảo bảng để ứng phó với các hành vi Chống Đối và Gây Rối.

Theo luật tiểu bang và chính sách của hội đồng, học sinh không thể bị đình chỉ vì Chống Đối/Gây Rối. các hành vi Chống Đối và Gây Rối có thể gồm có:

Loại Hành vi: Chống đối và Gây rối

Xin lưu ý: Bộ luật Giáo dục California (CA Education Code) là một tập hợp các luật được lập ra bởi các nhà lập pháp của tiểu bang California. Tất cả các hội đồng trường học ở địa bàn toàn California có trách nhiệm tuân theo các luật này. Các trích dẫn số bộ luật là các điểm tham khảo hữu ích để giúp quý vị hiểu nguồn trích dẫn của điều luật. 

Loại Hành vi: Chống đối và Gây rối 

Loại này gồm các hành vi gây rối cho các hoạt động của trường cũng như cố ý chống đối lại người có quyền hạn hợp lệ là giám thị, giáo viên, ban giám hiệu, nhân viên nhà trường hoặc các nhân viên khác của trường tham gia thực hiện nhiệm vụ của họ. (Bộ luật Giáo dục CA số 48900(k))

Ví dụ về Chống đối/Gây rối khả thể

Từ chối không làm theo hướng dẫn của giáo viên.

Không làm nhiệm vụ.

Đáp trả.

Ra khỏi chỗ ngồi.

Cách Dùng Bảng này

Sau các sự việc lặp đi lặp lại  của học sinh, hiệu trưởng nhà trường hoặc người được chỉ định có trách nhiệm đảm bảo đưa học sinh vào nội dung chương trình họp của Nhóm Chăm sóc Phối hợp (CCT) tại cuộc họp CCT diễn ra lần kế,  chủ trì cuộc họp và hợp tác với các nhân viên khác của trường, học sinh và gia đình (thuật ngữ gia đình được sử dụng là gồm cha mẹ, người nuôi dưỡng  và người giám hộ) trong quá trình hỗ trợ và can thiệp. CCT có ở mỗi trường và chú trọng vào bầu không khí học đường, quan hệ hợp tác với gia đình, đi học chuyên cần, và các dịch vụ học sinh/gia đình. 

Bảng này cũng có một số biện pháp hỗ trợ/can thiệp để giáo viên áp dụng thử (xem bảng có tên “Các phương án can thiệp đề nghị trong lớp để giáo viên áp dụng thử trong lớp”) hoặc áp dụng thử với sự hỗ trợ của CCT (xem bảng có tên “Các phương án can thiệp đề nghị cho giáo viên áp dụng thử với sự hỗ trợ của CCT ”). Các biện pháp hỗ trợ/can thiệp được sử dụng chủ yếu để ứng phó với các sự việc, nhưng cũng có thể được sử dụng theo cách chủ động và phòng ngừa. 

Sau những sự việc lặp đi lặp lại, Người quản lý trường hay CCT sẽ:

  1. Liên kết với gia đình: Hiệu trưởng trường học hoặc người được chỉ định nói chuyện với gia đình học sinh.

Việc gia đình không muốn nói chuyện không ngăn CCT nỗ lực tiến đến dùng các biện pháp can thiệp và hỗ trợ cho học sinh.

  1. Triệu tập cuộc họp CCT và các giáo viên có liên quan: Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định nên liên hệ với đại diện của CCT để đưa học sinh vào chương trình làm việc cho cuộc họp CCT vào lần kế. (Các) giáo viên có liên quan cùng với hiệu trưởng và/hoặc người được chỉ định, cũng nên được mời tham dự cuộc họp này. 
  2. Chọn biện pháp hỗ trợ/can thiệp thích hợp: Sau đó, CCT nên cùng phối hợp với các giáo viên, gia đình và học sinh có dính líu đến vụ việc để chọn ra các hỗ trợ/can thiệp thích hợp từ phần tương ứng trong bảng (xem bên dưới) để thực hiện. CCT nên xem xét dữ liệu về học tập và hành vi của học sinh để xác định có cần can thiệp hoặc sửa đổi các biện pháp can thiệp hiện tại.
  3. Ghi vào hồ sơ các kế hoạch: CCT, cùng với các giáo viên có liên quan, nên ghi vào hồ sơ các hỗ trợ/can thiệp đã chọn và bất kỳ kế hoạch nào được triển khai tại một nơi phù hợp trong Synergy, báo cho bất kỳ giáo viên nào thêm vào để xem xét kế hoạch/can thiệp. CCT nên hướng dẫn cho giáo viên/nhân viên về cách lưu trữ thông tin liên quan đến các sự cố của học sinh và các biện pháp can thiệp trong Synergy. CCT có thể liên hệ với Liên kết Nguồn Hỗ trợ tại sflink@sfusd.edu hoặc gọi số 415-340-1716 (trong giờ làm việc) để được tư vấn nếu cần.
  4. Thực hiện các kế hoạch: Hỗ trợ/can thiệp đã chọn ra nên thực hiện trong tối thiểu 4–6 tuần.

Các hành động tiếp theo: Sau 4-6 tuần thực hiện, CCT nên quay lại các mục tiêu đã đặt ra với học sinh và đánh giá mức độ mỗi mục tiêu đã đạt được. Dựa vào đánh giá này, CCT sẽ quyết định xem nên giữ, tăng cường hoặc giảm dần can thiệp. Cần cố thực hiện các biện pháp can thiệp bổ sung nếu lần can thiệp đầu tiên không thành công. Gia đình cần được thông báo về tiến bộ và bất kỳ thay đổi nào đối với các kế hoạch can thiệp.

Dành cho gia đình:

Ban quản lý trường và CCT sẽ làm việc với gia đình học sinh để tìm hiểu về nhu cầu của học sinh và những gì học sinh cảm thấy sẽ giúp giải quyết vấn đề đó. Bất kỳ kế hoạch can thiệp và hỗ trợ nào mà CCT thực hiện nên được cho các gia đình biết.

Để biết thêm thông tin về cách xem bất kỳ hồ sơ nào liên quan đến học sinh, gia đình có thể liên hệ với văn phòng ban quản lý trường của mình bất kỳ lúc nào.

Bảng Hỗ Trợ/Can Thiệp đối với Chống Đối/Gây Rối

Lưu ý: Trường cũng có thể tự do sử dụng các biện pháp can thiệp thêm và các biện pháp thay thế có tại trường của mình mà không có liệt kê trong bảng. 

Các biện pháp can thiệp trong lớp đề nghị cho giáo viên thử áp dụng:

Môi trường

Có thể tìm thêm các chiến lược môi trường tại đây

 

  • Tiến hành sửa đổi môi trường học có cân nhắc đến những yếu tố đã biết gây nên hành vi có vấn đề của học sinh  (tư vấn với các thành viên nhóm Chăm sóc Phối hợp CCT tại trường để được hỗ trợ)

  • Đánh giá các kỹ năng học tập

Các phương án can thiệp đề nghị cho giáo viên thử áp dụng với sự hỗ trợ của CCT:

Hỗ trợ về Cảm xúc - Xã hội

Đáp ứng đối với các Biện pháp Can thiệp về Hành vi (RTI) và các Thực hành Khắc phục (RP)

  • Nhóm Học Kỹ năng *: giải quyết mâu thuẫn và học về chống bạo lực hoặc cảm xúc xã hội
  • Giảng hòa qua Bạn bè (Cấp lớp 6-12) *
  • Ghi danh vào các hoạt động tích cực sau giờ học ở trường
  • Giới thiệu đến cố vấn viên hay nhân viên xã hội tại trường để được hỗ trợ 
  • Cho cố vấn viên hay nhân viên xã hội trường hỗ trợ trong lớp để giải quyết mâu thuẫn

 

 

  • Thực hành Khắc phục * trong Giờ Vòng tròn ở Lớp
  • Khuyên bảo sửa sai: Làm dịu xuống*, dạy/dạy lại các kỹ năng phù hợp, và tạo điều kiện quay lại lớp học 
  • Thỏa thuận cho Hành vi Tích cực được Thưởng *
  • Sổ Liên lạc với Gia đình *
  • Thẻ nghỉ giữa giờ *
  • Nhận xét Tích cực Từ Bạn *
  • Tự Giám sát  *

 

Các phương án hỗ trợ/can thiệp cho sự cố lần đầu

Dành cho CCT: Chọn ít nhất một hỗ trợ/can thiệp để thực hiện cho mỗi sự việc và ghi vào hồ sơ ở nơi phù hợp trong Synergy. Để được hỗ trợ kỹ thuật về bất kỳ biện pháp can thiệp nào, vui lòng liên hệ với sflink@sfusd.edu. Theo luật của tiểu bang và chính sách của hội đồng, học sinh không thể bị đình chỉ vì có hành vi chống đối/gây rối.

Lưu ý: Trường cũng có thể tự do sử dụng các biện pháp can thiệp thêm và các biện pháp thay thế có tại trường của mình mà không có liệt kê trong bảng. 

Các phương án hỗ trợ/can thiệp cho sự cố lần đầu

Các phương án cho vụ việc lần đầu tiên gồm tất cả các phương án can thiệp trong lớp (xem ở trên) VÀ các phương án sau:

Hỗ trợ về Cảm xúc-Xã hội

Đáp ứng đối với Các Biện pháp Can thiệp về Hành vi (RTI) và Các Thực hành Khắc phục (RP)

Môi trường

 
  • Họp Thực hành Khắc phục* tại trường với học sinh/nhân viên bị ảnh hưởng
  • Cho nhân viên lớp học tham gia các khóa phát triển chuyên môn trong các lĩnh vực tương ứng/có liên quan như: Đáp ứng đối với các Biện pháp Can thiệp về Hành vi RTI*, thực hành sang chấn tâm lý, Thông hiểu Văn hóa*, Làm Dịu Xuống, v.v…
  • Gặp giáo viên để xem xét các thông tin về học tập và hành vi để từ đó lập ra kế hoạch thực hiện trên lớp, có thể áp dụng phương pháp dạy học phân hóa

Các phương án hỗ trợ/can thiệp thêm cho sự cố lần thứ hai

Các phương án cho sự cố lần thứ hai gồm tất cả các phương án can thiệp trong lớp và các phương án cho sự cố lần đầu (xem ở trên) VÀ các phương án sau:

Hỗ trợ về Cảm xúc-Xã hội

Đáp ứng đối với Các Biện pháp Can thiệp về Hành vi (RTI) và Các Thực hành Khắc phục (RP)

Môi trường

  • Cho người hướng dẫn có giám sát tiến bộ

 

  • Họp Thực hành Khắc phục* với gia đình/các gia đình
  • Kiểm tra mức hiệu quả của  kế hoạch can thiệp đã thiết lập và điều chỉnh nếu cần
  • Kiểm tra đầu, cuối *
  • Đi Học Thứ Bảy

 

  • Cân nhắc thay đổi lớp học hoặc tăng cường hỗ trợ trong lớp học

Các phương án hỗ trợ/can thiệp thêm cho sự cố lần thứ ba

Các phương án cho sự cố lần thứ ba gồm tất cả các phương án can thiệp trong lớp, các phương án cho sự cố lần đầu và lần thứ hai (xem ở trên) VÀ các phương án sau:

Hỗ trợ về Cảm xúc-Xã hội

Đáp ứng đối với Các Biện pháp Can thiệp về Hành vi (RTI) và Các Thực hành Khắc phục (RP)

Môi trường

 

  • Tư vấn cho cá nhân  (tại trường hay ngoài trường)
  • Liên lạc với Sở Y Tế Công cộng (DPH) để nhận các dịch vụ trọn gói 
  • Nhân viên Xã hội tại trường (SSW)  điều phối và quản lý nhiều dịch vụ cho học sinh và gia đình 
  • Đến thăm nhà *

 

 

  • Họp Thực hành Khắc phục* với gia đình/các gia đình và các tổ chức bên ngoài
  • Kế hoạch Hỗ trợ hành vi
  • Dạy trực tiếp và tập thay đổi hành vi tương đương về chức năng

 

  • Tư vấn trong lớp * với Nhóm Chăm sóc Phối hợp

Các bảng ở định dạng PDF in ra được

Có thể tìm thấy các bảng ở định dạng PDF in ra được qua liên kết này: https://drive.google.com/drive/folders/10Mct5SowKrh4tRCVORAUY0YYkRUycd5C

 

This page was last updated on October 24, 2022