7.5 Bắt nạt và Quấy rối

Bắt nạt và Quấy rối

(Chính sách của Hội đồng SFUSD 5131.2)

Hội đồng Điều hành  nhận ra tác hại của việc bắt nạt và quấy rối đối với việc học tập và đi học chuyên cần của học sinh và mong muốn tạo một môi trường học đường an toàn để bảo vệ học sinh không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Nhân viên của học khu phải đặt ưu tiên cao cho sự an toàn của học sinh và không được dung thứ cho bất kỳ học sinh nào bắt nạt hoặc quấy rối. Không cá nhân hoặc nhóm nào được dùng phương tiện thể chất, văn bản, lời nói hoặc các phương tiện khác để quấy rối, quấy rối tình dục, đe dọa, ức hiếp, trả thù, đe dọa trên mạng, gây thương tích cho cơ thể hoặc tham gia vào hành vi có động cơ thù ghét đối với bất kỳ học sinh hoặc nhân viên nhà trường nào. Các chiến lược để giải quyết nạn bắt nạt và quấy rối trong các trường của Học khu phải được triển khai với sự tham gia của các bên liên quan chính, gồm học sinh, phụ huynh/người giám hộ và nhân viên, và có thể đưa vào kế hoạch an toàn toàn diện, kế hoạch kiểm soát và trách nhiệm giải trình của địa phương, cũng như vào các kế hoạch hiện hành khác của nhà trường và Học khu.

Bắt nạt có thể trên cơ sở thuộc một tầng lớp được bảo vệ, như được định nghĩa trong chính sách của Hội đồng SFUSD 1312.3, chính sách của Hội đồng SFUSD 5145.9 và Quy định hành chính số 5131.2, hoặc có thể dựa trên các lý do không rõ khác. Tổng Giám thị hoặc người được chỉ định có thể hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật, tòa án, dịch vụ xã hội, dịch vụ sức khỏe tâm thần, các cơ quan khác và tổ chức cộng đồng, khi phù hợp, trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược chung nhằm thúc đẩy an toàn trong nhà trường và cộng đồng và cung cấp dịch vụ cho đối tượng và thủ phạm bị cáo buộc của bắt nạt. Nhận thức rằng hành vi bắt nạt và quấy rối cũng có thể là hành vi có động cơ thù ghét, người được Tổng Giám thị chỉ định phải phát triển các chiến lược ngăn ngừa và kế hoạch ứng phó hiệu quả, cung cấp hỗ trợ cho những học sinh bị ảnh hưởng bởi hành vi có động cơ thù ghét và/hoặc giáo dục những học sinh đã thực hiện các hành vi có động cơ thù ghét theo quy định trong BP 5145.9.

i. Định nghĩa

Tầng lớp được Bảo vệ: Sự phân biệt đối xử bất hợp pháp, bao gồm quấy rối do phân biệt đối xử, ức hiếp và bắt nạt mà bất kỳ ai đó nhắm vào bất kỳ học sinh nào, căn cứ vào học sinh đó thực sự có hay cảm nhận là có chủng tộc, màu da, tổ tiên, nguồn gốc quốc gia, quốc tịch, dân tộc, xác định dân tộc, tuổi tác, tôn giáo, tình trạng hôn nhân hoặc có con, khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, giới tính, khuynh hướng tình dục, phái tính, nhận định về giới tính, biểu hiện giới tính hoặc thông tin di truyền hoặc mối liên hệ của học sinh với một người hoặc một nhóm có một hoặc nhiều đặc điểm thực tế hoặc nhận thức này. 

Bắt nạt (Bộ luật Giáo dục CA Điều 48900 (r)): Để hành vi thỏa định nghĩa bắt nạt theo mục đích vi phạm này thì hành vi đó phải là bất kỳ hành động hay hành vi nghiêm trọng hoặc hành vi sâu rộng bằng thể chất hoặc bằng lời nói, kể cả giao tiếp bằng văn bản hoặc bằng bất kỳ phương tiện điện tử  nào, và  gồm một hoặc nhiều hành động thực hiện bởi một học sinh hoặc một nhóm học sinh, bao gồm các hành động mô tả trong các mục c 48900.2, 48900.3 hoặc 48900.4 của Bộ luật Giáo dục, nhắm vào một hoặc nhiều học sinh có thể khiến một học sinh phải chịu một hoặc một hoặc nhiều hơn những điều sau đây: 

  1. Sợ gây tổn hại cho bản thân hoặc tài sản,
  2. Ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến em  khỏe thể chất hoặc tinh thần của học sinh,
  3. Ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của học sinh, 
  4. Ảnh hưởng đáng kể đến khả năng học sinh tham gia đầy đủ hoặc có lợi từ các dịch vụ, hoạt động hoặc đặc quyền do trường cung cấp.

Hazing- Ức hiếp (Bộ luật Giáo dục 48900 (q)): Một phương pháp khởi sự hoặc tiền khởi sự để gia nhập vào một tổ chức hoặc một nhóm có thể gây thương tích nghiêm trọng cho cơ thể, hạ thấp nhân phẩm hoặc chịu ô nhục dẫn đến tổn hại về thể chất hoặc tinh thần cho học sinh .

Bắt nạt trên mạng: Bao gồm nhưng không giới hạn ở việc truyền thông tin liên lạc hoặc đăng các tin nhắn quấy rối, các đe dọa trực tiếp hoặc các tin nhắn, âm thanh hoặc hình ảnh gây phương hại khác trên Internet, trên các trang web mạng xã hội hoặc các công nghệ kỹ thuật số khác bằng cách dùng điện thoại di động hoặc, máy tính hoặc bất kỳ thiết bị giao tiếp không dây nào. Bắt nạt trên mạng cũng bao gồm việc đột nhập vào tài khoản điện tử của người khác và giả mạo danh người đó để làm tổn hại danh tiếng của người đó. Quấy rối/bắt nạt tình dục trên mạng gồm  chia sẻ các bộ phận thân thể trần truồng hoặc hình ảnh khiêu dâm của một học sinh khác bằng tin nhắn, qua mạng xã hội hoặc qua các phương tiện điện tử khác,  làm sau đó tạo ra một môi trường học đường thù địch. Điều này được coi là bắt nạt/quấy rối tình dục trên mạng.

Xung đột của học sinh: Không phải tất cả các sự cố và xung đột của học sinh đều là “bắt nạt” hoặc “quấy rối”. Các sự cố không phải là bắt nạt hoặc quấy rối bao gồm, nhưng không giới hạn ở: bất đồng hoặc xung đột giữa các học sinh, thương tích không cố ý, một sự cố riêng lẻ, đánh nhau giữa các học sinh, và nếu một học sinh cụ thể nào dính vào/ gây thương tích/làm bực bội một học sinh khác mà nếu học sinh đó không can vào thì học sinh khác mới là mục tiêu.

Quấy rối: Hành vi không mong muốn trên cơ sở chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc quốc gia, tuổi tác, khuyết tật hoặc thông tin di truyền. Hành vi quấy rối bị nghiêm cấm cũng bao gồm việc cố ý tham gia gây quấy rối, đe dọa hoặc dọa nạt, nhằm vào nhân viên hoặc học sinh của học khu, ở mức đủ nghiêm trọng hoặc lan rộng đến mức gây ảnh hưởng thực sự và như mong đợi là làm gián đoạn công việc trong lớp, gây mất trật tự nghiêm trọng và xâm phạm quyền của nhân viên trường hoặc của học sinh bằng cách tạo ra một môi trường giáo dục đáng sợ hoặc thù địch.

Bên Trình báo: Một học sinh trình báo rằng họ là nạn nhân của hành vi có thể cấu thành bắt nạt hoặc quấy rối.

Bên Bị khiếu nại: Một học sinh bị trình báo là đã thực hiện hành vi có thể cấu thành bắt nạt hoặc quấy rối.

ii. Ví dụ về bắt nạt

  1. Bắt nạt về thể xác bao gồm, nhưng không giới hạn, các hành vi cố ý, không mong muốn như đánh đập,cắn, đánh nhau, đánh, đá, chọc, đấm, đẩy, xô, nhổ, vấp ngã.
  2. Bắt nạt do có xã giao hoặc có mối quan hệ  bao gồm tung  tin đồn, thao túng các mối quan hệ, loại trừ, tống tiền, cô lập, từ chối, sử dụng áp lực bạn bè và xếp hạng các đặc điểm cá nhân.
  3. Trêu chọc độc địa giữa các cá nhân vì bất kỳ thành viên nào thuộc lớp được bảo vệ liệt kê ở trên.
  4. Bắt nạt trên mạng bao gồm, nhưng không giới hạn ở bắt nạt thông qua thông điệp, tin nhắn,  âm thanh hoặc hình ảnh. Gửi hoặc đăng các bình luận, hình ảnh, video và hình ảnh không mong muốn làm ra để cố ý làm hại hoặc bắt nạt một học sinh (cho dù vì lý do có thuộc tầng lớp được bảo vệ hay không).
  5. Bắt nạt / quấy rối tình dục trên mạng bao gồm khi một học sinh nhận được hình ảnh và sau đó chia sẻ hình ảnh đó cho các học sinh khác thông qua tin nhắn, phương tiện truyền thông xã hội hoặc các phương tiện điện tử khác, đây được coi là bắt nạt/ uấy rối tình dục trên mạng.
  6. Hành động chứng tỏ bao gồm, nhưng không giới hạn ở, bắt học sinh ăn hoặc uống thức ăn/thứ kinh tởm, chịu đựng tra tấn thân thể hoặc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm về thể chất hoặc nhục nhã như là khởi điểm để tham gia vào một câu lạc bộ hoặc một nhóm học sinh.

iii.  Khiếu nại và Điều tra quấy rối tại Trường

Bất kỳ học sinh, phụ huynh/người giám hộ hoặc cá nhân nào khác tin rằng học sinh đã bị bắt nạt hoặc từng chứng kiến hành vi bắt nạt nên trình báo sự việc với giáo viên, hiệu trưởng, viên chức tuân thủ hoặc bất kỳ nhân viên đáng tin cậy nào khác của trường. Các trường học an toàn đòi hỏi có cách tiếp cận nhiều mặt với các kỳ vọng rõ ràng và nhất quán về hành vi cũng như các chiến lược để ngăn chặn, ứng phó và phục hồi sau các sự cố bắt nạt, ức hiếp  và quấy rối. Hiệu trưởng nhà trường tham gia và chỉ đạo tất cả nhân viên nhà trường để tạo ra một môi trường trong đó cộng đồng nhà trường đề cao các tiêu chuẩn tôn trọng và văn minh và hiểu rằng bắt nạt và ức hiếp  là không phù hợp, có hại và không thể chấp nhận được. Để đạt được mục tiêu này, các trường phải:

  1. Đặt ra những kỳ vọng trên toàn trường phù hợp với Nghị quyết về Trường học An toàn và Hỗ trợ của Học khu nhằm thúc đẩy một môi trường học đường an toàn, tôn trọng và không có bắt nạt. Những kỳ vọng   này phải được chia sẻ với tất cả học sinh, gia đình và nhân viên.
  2. Mỗi trường nên có một cơ chế để điều tra các khiếu nại về bắt nạt và quấy rối được trình báo. Quy trình điều tra và báo cáo của trường phải được truyền đạt cho tất cả học sinh, gia đình và nhân viên.
  3. Khi một sự cố bắt nạt và quấy rối được trình báo, hoặc có một nhân viên tại trường chứng kiến thì nhân viên đó phải báo cho ban giám hiệu. Ban giám hiệu sẽ định ra một nhân viên đã được đào tạo phù hợp để điều tra và theo dõi. Trong vòng một ngày học hoặc ngay sau khi có thể nhân viên nhận được trình báo về bắt nạt và/hoặc đe dọa phải trình báo việc này với hiệu trưởng/người quản lý hoặc người được chỉ định của trường. Nhân viên tại trường phải được thông báo về yêu cầu bắt buộc này.
  4. Sau khi báo cáo hoặc khiếu nại đã đưa ra thì Hiệu trưởng/người quản lý hoặc người được chỉ định có trách nhiệm của trường  phải xác định xem liệu các biện pháp hỗ trợ là có cần để ngưng, ngăn chặn hoặc giải quyết hậu quả của hành vi bắt nạt, quấy rối và/hoặc đe dọa, bao gồm trả đũa, quấy rối hoặc bắt nạt trong khi chờ đợi bất cứ giải pháp không chính thức và/hoặc điều tra nào, chẳng hạn như xếp học sinh vào các lớp riêng biệt hoặc chuyển học sinh sang lớp do một giáo viên khác dạy. Các biện pháp hỗ trợ sẽ được thực hiện theo cách giảm gánh nặng cho người là mục tiêu của vụ bắt nạt và/hoặc đe dọa.
  5. Hiệu trưởng/Người Quản lý hay người được chỉ định phải định ra ai là nhân viên ở trường đã được đào tạo phù hợp để điều tra. Điều tra viên đó phải nói chuyện với học sinh trình báo và lấy lời khai. Nếu có thể, lời khai nên được viết ra và học sinh trình báo ký vào. Sau khi Hiệu trưởng/Người Quản lý nói chuyện với học sinh và hiểu được sự cố cáo buộc là bắt nạt hay quấy rối thì họ nên báo cho phụ huynh/người giám hộ của học sinh về trình báo này và cho biết rằng Hiệu trưởng/Người Quản lý đang điều tra.
  6. Điều tra viên cần đảm bảo theo dõi tất cả các thông tin tìm hiểu được trong quá trình điều tra. Điều này bao gồm nói chuyện với các nhân chứng và xem xét các giấy tờ.
  7. Điều tra viên phải luôn đảm bảo phỏng vấn học sinh bị cáo buộc và lấy lời khai. Nếu có thể, lời khai nên được viết ra. Khi Hiệu trưởng/Người Quản lý hay người được chỉ định nói chuyện với học sinh bị cáo buộc và thu thập thông tin, họ nên báo cho phụ huynh học sinh đó về đơn trình báo và ban giám hiệu đang điều tra.
  8. Sau khi kết thúc điều tra, ban giám hiệu nên xác định xem có thể giải quyết xung đột thông qua các biện pháp phục hồi (RP) hay không. Nếu RP là phù hợp Hiệu trưởng/Người Quản lý hay người được chỉ định cần đảm bảo rằng người tiến hành cuộc họp được đào tạo về thực hành phục hồi, và tất cả các bên đều đồng ý và thực hiện thông qua các phương pháp thích hợp.

iv.  Các biện pháp hỗ trợ 

Các biện pháp hỗ trợ là các dịch vụ không mang tính kỷ luật, không trừng phạt dành cho mỗi người đề nghị cho bên trình báo hoặc cho bên bị cáo buộc trong vụ điều tra về hành vi bắt nạt hoặc quấy rối. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm, ví dụ: hỏi han sức khỏe và tinh thần, gia hạn thời hạn hoặc các điều chỉnh khác có liên quan, hoặc bố trí các cá nhân có dính líu trong vụ việc vào các lớp học riêng hoặc chuyển học sinh sang lớp do một giáo viên khác dạy, phù hợp với luật pháp và chính sách của Hội đồng. Khi nhận được báo cáo về hành vi bắt nạt hoặc quấy rối thì Hiệu trưởng/Người Quản lý hay người được chỉ định phải nhanh chóng liên hệ với học sinh và gia đình để thảo luận về các biện pháp hỗ trợ sẵn có.

v.  Nộp đơn khiếu nại, Điều tra và Giải quyết Khiếu nại Đồng nhất Về Bắt nạt

Nhân viên nhà trường nên báo cho các gia đình về quyền của gia đình được nộp đơn Khiếu nại Đồng nhất nếu họ không hài lòng với cách nhà trường giải quyết đơn khiếu nại về bắt nạt. Nếu có một Đơn Khiếu nại Đồng nhất gửi lên nhà trường cáo buộc bắt nạt hoặc quấy rối trên cơ sở thuộc về tầng lớp được bảo vệ thì đơn phải được chuyển đến Văn phòng Công bằng để xử lý thích hợp. Viên chức tuân thủ phải liên hệ với người khiếu nại và điều tra và giải quyết khiếu nại theo pháp luật và các thủ tục của Học khu quy định trong AR 1312.3.

vi.  Bảo mật

Tất cả các đơn khiếu nại và cáo buộc quấy rối tình dục phải được giữ kín trừ trường hợp cần để tiến hành điều tra hoặc thực hiện các hành động cần thiết khác sau đó. (5 CCR 4964)

Tuy nhiên, khi một học sinh thông báo cho Học khu về hành vi quấy rối nhưng yêu cầu giữ kín thì người quản lý  phải báo cho học sinh rằng yêu cầu đó có thể làm hạn chế khả năng Học khu trong việc điều tra hành vi quấy rối hoặc thực hiện các hành động cần thiết khác. Tuy vậy, khi tôn trọng yêu cầu giữ kín, Học khu sẽ thực hiện tất cả các bước hợp lý để điều tra và trả lời khiếu nại phù hợp với yêu cầu. Trong một số trường hợp nhất định, Học khu có thể không thể thực hiện yêu cầu giữ kín để tuân theo các yêu cầu pháp luật.

vii.  Xung đột giữa Học sinh

Tất cả các trường đều thúc đẩy các mối quan hệ đồng trang lứa tích cực và hỗ trợ theo Chính sách Trường học An toàn và Hỗ trợ của Học khu bằng cách dùng:

  1. Phương thức Can thiệp và Hỗ trợ Hành vi Tích cực (PBIS) để xây dựng các lớp học và trường học an toàn, nhất quán và có thể dự đoán được;
  2. Các Phương Thức Khắc Phục nhằm cố ý và chủ động xây dựng các mối quan hệ cộng đồng tích cực giữa học sinh, nhân viên và gia đình;
  3. Các hiểu biết về sang chấn tâm lý để làm lành và hỗ trợ cho học sinh bị ảnh hưởng bởi sang chấn;
  4. Các hệ thống dữ liệu để ghi nhận, giám sát, đánh giá và thông báo về sự cải tiến liên tục trong các lĩnh vực này.

viii. Thông báo/Mời Phụ huynh tham gia & Phương Thức  Khôi phục 

Sau khi học sinh trình báo vụ việc bắt nạt hoặc quấy rối, nhân viên của trường phải thông báo cho phụ huynh/ người giám hộ của học sinh về vụ trình báo và cho biết là  hiệu trưởng/người quản lý hoặc người được chỉ định đang điều tra. Không cần phải thông báo cho phụ huynh/người giám hộ trước khi nói chuyện với (các) học sinh.

Ngoài ra, phụ huynh, người giám hộ, người bào chữa hoặc các bên thứ ba khác có thể thay mặt học sinh của họ gửi bằng chứng thu thập được một cách hợp pháp, nhưng không được tham gia vào quá trình điều tra hoặc có mặt trong cuộc họp của một học sinh không phải của chính họ, ngay cả khi nhân viên có mặt.

Nếu RP là phù hợp, hiệu trưởng/người quản lý hoặc người được chỉ định phải đảm bảo rằng người tiến hành cuộc họp đã được đào tạo về RP, rằng tất cả các bên đều đồng ý và cuộc họp được thực hiện thông qua các phương pháp thích hợp. Nếu cuộc họp RP là không phù hợp thì hiệu trưởng/người quản lý hoặc người được chỉ định nên tìm cách khôi phục mối quan hệ bằng các phương cách khác. RP không thích hợp trong các trường hợp bị cáo buộc là tấn công tình dục/ kích gợi dục và cần được xem xét cẩn thận trước khi thực hiện trong các trường hợp quấy rối tình dục bằng lời nói, thể chất hoặc trên mạng.

ix. Bắt nạt trên mạng: 

Bắt nạt trên mạng bao gồm việc tạo ra hay lan truyền thông tin quấy rối, đe dọa trực tiếp hoặc gửi các tin nhắn, âm thanh hoặc hình ảnh gây hại khác hay hình ảnh theo định nghĩa trong điều 48900 Bộ Luật Giáo Dục CA,  trên Internet, các trang mạng xã hội  hoặc các công nghệ kỹ thuật số khác bằng điện thoại, máy tính, hoặc bất kỳ thiết bị liên lạc không dây nào. Bắt nạt trên mạng cũng bao gồm việc đột nhập vào tài khoản điện tử của một người khác và mạo danh người đó để làm tổn hại danh tiếng của người đó. Khi các tình huống dính dáng đến Bắt nạt Trên mạng thì các cá nhân có thông tin về hoạt động này được khuyến khích lưu và in bất kỳ tin nhắn điện tử hoặc kỹ thuật số nào mà họ cảm thấy cấu thành bắt nạt trên mạng và báo cho giáo viên, hiệu trưởng hoặc nhân viên khác để sự việc có thể được điều tra. 

Nếu ban giám hiệu biết về việc bắt nạt trên mạng bên ngoài trường làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục thì họ phải tìm cách can thiệp sớm nhất có thể để ngăn chặn việc bắt nạt trên mạng tiếp diễn. Nếu phát hiện bắt nạt trên mạng đã được thực hiện ngoài giờ học ở trường, nhưng ảnh hưởng đến môi trường học tập an toàn của học sinh thì nhà trường có thể kỷ luật học sinh đã tham gia vào Bắt nạt Trên mạng.

x. Bắt nạt Tầng lớp được Bảo vệ: 

Mọi học sinh đều có quyền được bảo vệ không bị bắt nạt trên cơ sở thuộc vào một tầng lớp được bảo vệ hoặc vào lý do là hành vi "có động cơ thù ghét". Bắt nạt tầng lớp được bảo vệ bao gồm hành vi được thực hiện để làm hạ thấp một người trên cơ sở học sinh đó thật sự có hay cảm nhận có chủng tộc, màu da, tổ tiên, nguồn gốc quốc gia, quốc tịch, dân tộc, nhận dạng nhóm sắc tộc, tuổi, tôn giáo, tình trạng hôn nhân hoặc có con, khuyết tật thể chất hoặc tinh thần, giới tính, khuynh hướng tình dục, giới tính, bản sắc giới tính, biểu hiện giới tính hoặc thông tin di truyền hoặc mối liên hệ với một người hoặc một nhóm với một hoặc nhiều đặc điểm thực sự hoặc cảm nhận này.

Bắt nạt căn cứ vào một đặc tính thuộc vào tầng lớp được bảo vệ sẽ được điều tra và giải quyết theo chính sách Hội đồng 5131.2  và  Quy định Hành chính 5131.2 , ngoài Quy định hành chính của SFUSD 5145.9 ("Hành vi có động cơ thù ghét").

xi. Nghiêm cấm Trả đũa

Học khu cũng nghiêm cấm bất kỳ hình thức trả đũa nào đối với bất kỳ người trình báo hoặc tham gia vào trình báo  về hành vi bắt nạt. Các khiếu nại về việc trả đũa được điều tra và giải quyết theo cách tương tự như khiếu nại về bắt nạt hoặc phân biệt đối xử.

This page was last updated on October 24, 2022